CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - CHI ĐOÀN 11A

Tin Tức Ngày 20/11!!

Thư Chúc Mừng Ngày 20/11



- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016, thay mặt Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường gửi lời chúc mừng đến các thế hệ thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên củaTrường Đại học Lâm nghiệp.







SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGÀY 20/11 NGÀY NAY VÀ XƯA


 - Với thế hệ 8X, 20/11 là sự kiện quan trọng nhất năm học. Thông thường, các trường sẽ tổ chức thi văn nghệ với tiết mục xoay quanh chủ đề tình cảm thầy trò, mái trường… Ngoài ra, mỗi lớp đều phải thực hiện một tờ báo tường với nội dung phong phú, đặc sắc.


Học trò xưa có thói quen chuẩn bị những tấm thiệp chúc mừng từ rất sớm để tặng giáo viên của mình.


 -Mỗi khi phạm lỗi, học trò 8X thường chịu án phạt bằng “cây thước kẻ thần thánh” của thầy cô. Ngày 20/11 thường là dịp giáo viên bớt khắt khe hơn.


-Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng nghiêm khắc. Có nhiều người rất thân thiện, mỗi giờ ra chơi thường đóng vai “quân sư quạt mo” để tư vấn tâm lý cho học trò.



 -Ngày nay, học trò có những cách thể hiện tình cảm với thầy cô khác biệt hơn. Thay vì cặm cụi viết và vẽ tay, báo tường có thể thực hiện rất gọn nhẹ. Với hàng loạt ứng dụng có sẵn trên điện thoại, họ có thể dễ dàng tạo nên những phiên bản báo sinh động với hình ảnh, âm nhạc và video phong phú, hấp dẫn.



- Thay vì gửi thiệp, học trò có thể viết note hoặc nhắn tin thể hiện tình cảm, sự biết ơn với thầy cô trên facebook.



 -Quan hệ thầy và trò ngày nay cũng gần gũi hơn. Họ có thể cùng nhau chụp hình selfie và chia sẻ trên mạng xã hội.


Thuộc thế hệ 8X hay 9X, học trò đều có những cách riêng để thể hiện tình cảm với thầy cô của mình. Bởi vậy, dù ở thời đại nào, 20/11 luôn là ngày lễ thiêng liêng và đáng trân trọng.


Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp trồng người

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, song tư tưởng của Người về giáo dục vẫn còn là những bài học quý giá, quan trọng cho nền giáo dục Việt Nam. Người hấp thụ truyền thống hiếu học của dân tộc ngay từ quê hương, đặc biệt là nôi gia đình với ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của cha mình, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại. Và Bác Hồ vẫn thường nhắc nhở mọi người hãy nhớ lời Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”.

Bác Hồ có một tri thức dồi dào, toàn diện và sâu sắc. Người tự học, đi học, học nhiều, học kết hợp với hành và kiên trì học tập. Do vậy, Người đã đạt đến một trình độ học vấn uyên bác, hiểu biết tường tận các nền văn hóa đông tây kim cổ.
Một trong ước mong tột đỉnh của Bác Hồ là “nhân dân ta ai cũng được học hành”. Theo Bác: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi thế, ngay từ những ngày đầu đất nước ta được độc lập, Hồ Chủ tịch đã ký những sắc lệnh quan trọng về ngành giáo dục, kêu gọi và khuyến khích việc học tập của nhân dân cả nước. Trong hoàn cảnh nước nhà gặp nhiều khó khăn, phải đấu tranh cật lực với thù trong giặc ngoài, tình thế đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, Người vẫn khẳng định: Dù khó khăn đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt, có dạy tốt và học tốt thì mới có đủ kiến thức cần thiết để có thể hiểu được tình hình chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang có diễn biến phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc cách mạng của nhân dân ta và cách mạng thế giới, đồng thời mới có thể tham gia vào công tác cách mạng một cách có hiệu quả. Học để bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp. Người nói: “Học để làm việc, học để làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy, “Các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực. Các trò nên đua nhau học. Đồng thời biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật. Phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho học trò trí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ. Người cho rằng: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng”. Bồi dưỡng giáo dục phải trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ. Bác có thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ, thanh niên và nhi đồng ngày 31/10/1955, Người nêu: Mỗi cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này:
Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.
Trung học thì cần đảm bảo cho học sinh những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho cuộc sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu.

Có thể nhận thấy, giáo dục chính là nền móng của việc hình thành nhân cách con người - theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã có câu thơ nổi tiếng trong tác phẩm Nhật ký trong tù: “Thiện ác phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Từng là một nhà sư phạm mẫu mực, Bác đã chỉ rõ: Sản phẩm của việc dạy tốt là con người tốt và ngược lại, dạy không tốt thì ra con người xấu. “Học để hành, học với hành phải luôn đi đôi”.
Học mà không hành, tức là chỉ học thuộc lòng từng chữ để lòe thiên hạ - kiến thức ấy cũng vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Phương châm giáo dục và học tập của Bác Hồ là cần phải toàn diện, phải kết hợp nhiều hệ thống giáo dục: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng nếu thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Người nhấn mạnh: Tốt nhất phải dạy cho học trò trí tự lập tự cường, trọng về môn tinh thần đạo đức, khuyên học trò tham gia sản xuất, biết kính trọng cần lao, tập cho họ quen lao khổ, có chí khí “tự thực ký lực”, không ăn bám xã hội.
Bác Hồ luôn đánh giá nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang, bởi nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Do vậy, phải xây dựng đội ngũ thầy giáo tốt “thầy giáo xứng đáng là người thầy giáo” với những phẩm chất: Phải thật thà yêu nghề mình; phải có đạo đức cách mạng; phải có chí khí cao thượng; phải “tiên ưu hậu lạc”; phải yêu thương các cháu như con em ruột thịt của mình; phải luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: giáo dục là quốc sách hàng đầu và đội ngũ thầy cô giáo được đánh giá lại đúng vai trò, vị trí quan trọng của mình. “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là điều rất vẻ vang” - phát biểu của Bác Hồ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1964. Thiết nghĩ và tin rằng, các thầy cô giáo hôm nay phải luôn phấn đấu để xứng đáng với lời căn dặn này.
Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp tốt để mỗi cán bộ, đảng viên và học sinh thể hiện lòng biết ơn vô bờ bến đối với thầy giáo, cô giáo và mái trường thân yêu, đã giúp chúng ta trở thành người hữu ích cho xã hội hôm nay. Bằng những hành động thiết thực, giúp đỡ, hỗ trợ nhà trường duy trì, phát triển phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, vì sự nghiệp “trăm năm trồng người”.


Ngày 20-11 ở vùng cao: Hoa dại tặng thầy cô...

21/11/2015 08:18 GMT+7
TT - Không rộn ràng, rợp trời hoa như ở thành thị, tại nhiều ngôi trường vùng xa của Tây nguyên, thầy cô được học sinh tri ân theo một cách rất riêng: ngắt hoa dã quỳ ven đường, chặt chuối, hoa quả ven đường rồi kéo nhau đến tặng thầy cô.
Ngày 20-11 ở vùng cao: Hoa dại tặng thầy cô...
Cô và trò Trường bán trú Đắk Na, Tu Mơ Rông, Kon Tum cùng vui ngày 20-11- Ảnh: N.T.T.
Thầy giáo Nguyễn Đăng Linh, hiệu trưởng Trường Măng Cành (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum) - người đã có hàng chục năm cắm bản ở nhiều xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum, cười khi kể với chúng tôi về ngày 20-11 tại trường mình: “Sáng nay thầy cô lên trường sớm, thỉnh thoảng lại thấy mấy em học sinh cầm nắm hoa dại ngắt ven đường, rụt rè chạy đến tặng thầy cô giáo.
Các em đều là học sinh đồng bào dân tộc ít người nên ngại ngùng, không biết chúc gì thầy cô cả, đưa hoa cho thầy cô rồi chạy ào vào lớp. Riêng mình thì có nhận được mấy bức thư của học trò viết. Các em viết rằng không biết tặng hoa, mua quà gì cả, chỉ biết chúc thầy mạnh khỏe, viết vào tờ giấy bỏ vào cặp 
sách để thầy đọc”.
Trong khi đó, sáng 19-11, ở xã Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), thầy cô giáo Trường tiểu học bán trú xã Đắk Na lại được học trò mừng ngày nhà giáo bằng những bông hoa dã quỳ.
Cô giáo Nông Thị Tuyết vào lớp như mọi ngày, vừa bước lên bục giảng thì bất ngờ thấy những học trò Xê Đăng đầu cháy nắng, chân đi dép đứt quai xếp hàng theo thứ tự lên tặng hoa cho cô giáo. Quà của những cô cậu học sinh ở đây là hoa dã quỳ, hoa dại hái ven đường, có em còn tặng chuối xanh trồng được trong vườn nhà.
   Ngày 20-11 ở vùng cao: Hoa dại tặng thầy cô...
Thầy Ninh Văn Dậu, giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Krông Pa, Gia Lai), trong vòng vây của học sinh Ja Rai sáng 19-11 - Ảnh: CTV
Cảm động trước tình cảm trong sáng, đơn sơ mà hồn nhiên của học trò, cô Tuyết chụp ảnh rồi khoe trên Facebook. Cô Tuyết nói với chúng tôi: “Ngày của mình mà nói cho học trò biết thì ngại lắm. Nhưng học trò Xê Đăng ở đây rất nhút nhát, không biết thông tin gì cả.
Vì vậy, trước Ngày nhà giáo VN, nhà trường có nhắc cho học sinh biết để các em nhớ về, cũng là một cách để giáo dục học sinh. Sáng nay các em lên trường, trong cặp mang đầy hoa dã quỳ. Thầy cô giáo ai cũng xúc động”.
Thầy Ninh Văn Dậu - giáo viên văn Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, ngôi trường có đến 98% là học sinh dân tộc Ja Rai (xã Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) - vui vẻ kể: “Sáng giờ nhận được nhiều hoa lắm. Không có quà đâu. Học sinh ở đây sợ thầy giáo không có hoa nên đạp xe mười mấy cây số ra thị trấn mua hoa về tặng. Tụi nó đang vây quanh mình đòi chụp ảnh đây. Có cả hoa dại nữa”.
Ngày 20-11 của thầy cô giáo vùng cao đơn sơ, giản dị mà ấm áp vô cùng...





Share on Google Plus

About Báo Tường Điện Tử Lớp 11A THPT Phạm Kiệt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét